Cúng vía Thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng
Cứ vào ngày Vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, các gia đình Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt… Sau đây là Lễ vật cúng Thần Tài chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo.
Lễ vật cúng Thần Tài chuẩn nhất
1. Lễ vật cúng thần tài
Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng hay mùng 10 hàng tháng thường khá đơn giản, chủ yếu tùy tâm người cúng.
Thông thường, lễ cúng thần Tài gồm những lễ vật sau:
- Nến (đèn cầy).
- Hương thắp (nhang).
- 3 cốc nước.
- 3 cốc rượu.
- Gạo tẻ.
- Tiền vàng mã.
- Muối hạt sạch.
- Thuốc lá.
- Bộ tam sên: Gồm thịt heo luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm.
- Hoa tươi (hoa cúc vàng, hoa đồng tiền…).
- Tiền lẻ.
- 1 đĩa bánh kẹo.
- Trầu cau (1 quả cau, 1 quả trầu).
- Xôi đậu xanh.
- Hoa quả (5 loại quả khác nhau)
- Cá lóc nướng hoặc heo quay (có thể có hoặc không).
2. Cách bài trí bàn thờ Thần Tài
Bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa đặt dưới đất, nơi trang nghiêm hướng ra cửa chính hoặc gần cửa chính. Trên bàn thờ Thần Tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:
– Tượng Thần Tài – Thổ Địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
– Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần Tài.
– Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài – Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
– Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
– Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
– 5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
– 5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
– Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
– Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền – Tài liệu của HoaTieu.vn.